Hỏi: “Bác sĩ ơi xin cho con hỏi hay bị mộng tinh là bệnh gì? Bệnh mộng tinh có chữa khỏi không ạ? Con năm nay 17 tuổi, thức dậy là thấy “ẩm ướt”. Xấu hổ không dám hỏi ai, đành nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Bác sĩ làm ơn trả lời giùm con mộng tinh là bệnh gì nhé. Cám ơn bác sĩ.”
Hoàng Anh, 17 tuổi, Bắc Giang
Trả lời:
Hoàng Anh thân mến!
Nhận được câu hỏi Mộng tinh là bệnh gì của bạn đã phần nào thể hiện sự tin tưởng dành cho chuyên mục Hỏi – Đáp của chuabenhyeusinhly.com chúng tôi. Nhằm giải đáp thắc mắc của bạn một cách trọn vẹn, hãy cùng chúng tôi điểm qua những vấn đề xoay quanh bệnh mộng tinh này nhé.
Hay bị mộng tinh là bệnh gì?
Hiểu được những “ngại ngùng của tuổi mới lớn” vì nhiều bạn gặp phải giấc mộng tinh cũng chẳng biết giải tỏa cùng ai. Thì nay, sau bài viết trả lời bệnh mộng tinh là bệnh gì, chắc chắn ít nhiều các bạn cũng đã “nắm” được câu trả lời hoàn chỉnh.
Những điều cần biết về bệnh mộng tinh
Mộng tinh thực chất không phải là một hiện tượng xa lạ với bất kì cánh mày râu nào. Mộng tinh có nghĩa là xuất tinh một cách vô thức trong khi ngủ dù không có hành động quan hệ tình dục hoặc không có bất kì kích thích nào lên dương vật.
Độ tuổi nam giới thường gặp phải tình trạng mộng tinh là rơi vào khoảng 15-20 tuổi. Đây là giai đoạn ở tuổi dậy thì, khi các hormone nam tính bắt đầu hoạt động mạnh mẽ và cơ thể vẫn chưa thể “nắm quyền kiểm soát” chúng hoàn toàn. Có thể xem, mộng tinh như một “dấu son” ghi nhớ lại việc trưởng thành ở phái mạnh.
Thế nhưng có không ít trường hợp ngoài 20 tuổi vẫn mắc bệnh mộng tinh. Hoặc tình trạng mộng tinh xảy ra liên tục và kéo dài nhiều lần trong một tháng. Khi ấy, mộng tinh có thể chính là “lời cảnh báo” về những vấn đề tâm sinh lý bạn cần lưu tâm.
Nguyên nhân gây ra bệnh mộng tinh
Như đã nói, việc phóng xuất tinh dịch trong lúc ngủ là điều cực kì thường gặp ở nam giới tuổi dậy thì. Thế nhưng khi xảy ra liên tục, việc mộng tinh có thể tạo thành những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Theo những thống kê gần đây, các nguyên nhân gây bệnh mộng tinh có thể tạm gom thành 4 nhóm chính.
- Tâm lý: khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu, stress kéo dài sẽ khiến nội tiết tố rối loạn, dẫn đến hiện tượng mộng tin mất kiểm soát.
- Sinh lý: nam sinh độ tuổi trưởng thành thường “tò mò” về nhiều thứ, bao gồm thủ dâm và xem phim ảnh có tính chất khiêu dâm. Lạm dụng cả 2 yếu tố trên có thể khiến tâm trí bị ám ảnh, kích thích hormone hưng phấn ngay cả khi đang ngủ. Hơn nữa, quan hệ sai tư thế, sai cách thức có thể làm cơ dương vật bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng xuất tinh trong khi ngủ.
- Sinh hoạt và ăn uống: những người không thường xuyên tập thể dục, ăn uống thiếu chất hoặc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá dễ làm hệ thần kinh bị suy yếu. Lâu dần sẽ làm mất kiểm soát dương vật và các chức năng của nó. Đây cũng là nguyên nhân khiến nam giới bị rối loạn cương dương và yếu sinh lý sau này.
- Mắc các bệnh lý hoặc vấn đề bẩm sinh: có không ít trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu hoặc dị tật dương vật sẽ gặp phải trường hợp mộng tinh thường xuyên. Lúc này, người bệnh cần có sự can thiệp của bác sĩ để cải thiện tình hình.
Bệnh mộng tinh có cần được chữa trị?
Mộng tinh thực tế là một biểu hiện sự khỏe mạnh về tinh thần cũng như chức năng sinh dục của phái mạnh. Một cơ thể sản sinh đủ lượng hormone, có đủ ham muốn cần thiết sẽ đảm bảo tinh thần và sức khỏe luôn ở trạng thái minh mẫn, sung mãn.
Dù vậy, thường xuyên mộng tinh và mộng tinh về đêm kéo dài lại gây ra những tác hại xấu đến cơ thể.
Thứ nhất, gây ra những ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống thực: mộng tinh là một dạng “thể hiện” lại giấc mơ và nhu cầu của nam giới. Việc mộng tinh thường xuyên sẽ khiến nam giới cảm thấy không được thỏa mãn nhu cầu, tinh thần căng thẳng cáu gắt. Vô hình chung sẽ tạo thành tác động xấu đến các mối quan hệ xung quanh, kể cả trong học tập lẫn công việc mỗi ngày.
Thứ hai, sức khỏe suy giảm khi mộng tinh thường xuyên: bạn cần biết tinh dịch được cấu thành bởi nhiều chất dinh dưỡng, máu và nước trong cơ thể. Thường xuyên xuất tinh vô thức sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, hoa mắt, buồn ngủ,.. Thậm chí mộng tinh còn có thể làm cơ thể bị thiếu máu, ngất xỉu nếu không bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời.
Thứ ba, sinh sản và các vấn đề sinh lý: Việc sản xuất tinh dịch quá mức hoặc “hoạt động” quá công suất của các chức năng liên quan sẽ khiến chúng bị kiệt quệ theo thời gian. Chất lượng tinh trùng có thể sẽ bị giảm sút, dẫn đến tinh trùng yếu, yếu sinh lý nam hoặc xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…
➥ Có thể bạn quan tâm: Chồng bị tinh trùng yếu, chữa ở đâu tốt, phải làm sao?
Cách khắc phục mộng tinh
Nếu như bạn đang ở độ tuổi dậy thì và có tần suất mộng tinh không quá 7-10 lần/tháng thì hoàn toàn có thể yên tâm về sức khỏe tâm sinh lý của mình. Thế nhưng nếu sau 20 tuổi hoặc tình trạng xuất tinh trong khi ngủ quá nhiều lần thì nên đến gặp các bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa.
Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc lạm dụng các loại thuốc có công dụng hỗ trợ chức năng sinh lý nam. Ngoài ra, bạn nên bổ sung và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt của bản thân để nâng cao sức khỏe. Cần giữ cho bản thân luôn vui vẻ, thoải mái và có thói quen giải trí lành mạnh, chơi thể dục thể thao để giúp cho tình trạng “những giấc mơ đêm” không bao giờ đến.
Nếu như có câu hỏi/ thắc mắc về bệnh mộng tinh là bệnh gì, hãy comment ngay dưới bài viết để chúng tôi có thể giúp bạn tìm ra câu trả lời nhé.
➥ Bạn cần biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!