Hàng triệu nam giới trên toàn cầu đang phải đối mặt với tình trạng xuất tinh sớm, một trong những vấn đề khó nói, khó chia sẻ. Bên cạnh những phương pháp điều trị với các loại thuốc hỗ trợ, nhiều nam giới còn lựa chọn các loại thảo dược tự nhiên chống xuất tinh sớm như một cứu cánh cho mình.
Các thảo dược chống xuất tinh sớm
1.Bạch tật lê
Bạch tật lê (Gokshura) tên khoa học Tribulus terrestris thuộc họ Zygophyllaceae. Một số khu vực tại Việt Nam gọi loại cây này là cây gai chống. Đây là một loại thảo dược phổ biến ở một số khu vực như Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, vài nơi tại châu Âu và Nam Phi. Ở nước ta, bạch tật lê mọc hoang ở một số vùng đất cát ven biển miền trung từ Quảng Bình xuống phía Nam.
Thành phần của bạch tật lê có nhiều tinh chất quý bao gồm:
- Phytosterols
- Saponins
- Flavonoids
- Lignans
- Alkaloids
- Vitamin C
- Một số vi chất khoáng như calcium, phosphorus, sắt,…
Nghiên cứu thực hiện tại Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy bạch tật lê có khả năng cải thiện chức năng thận, lợi tiểu, tăng khả năng sinh sản, hỗ trợ cải thiện rối loạn cương dương, hạ đường trong máu.
Nhiều nước xem bạch tật lê là thảo dược tự nhiên rất có lợi cho bệnh nhân bị cường dương hoặc cương dương kém, người bị rối loạn cân bằng testosterone trong cơ thể. Khi vào cơ thể, chúng giúp chuyển biến protodioscin thành dehydroepiandrosterone, tác dụng ổn định cấu trúc thể hang xốp ở dương vật. Bạch tật lê được ứng dụng trong sản xuất một số sản phẩm hỗ trợ rối loạn cương dương, cải thiện chức năng sinh lý.
2.Sâm Ấn Độ
Sâm Ấn Độ (Ashwagandha – Withania somnifera) là một trong những thảo dược được sử dụng trong điều chế nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục, giúp duy trì sự cương cứng đủ để giao hợp ở nam giới. Sâm Ấn Độ có mặt nhiều ở Ấn Độ và Bắc Phi.
Tác dụng chính của loại thảo dược này là chống oxy hóa, tác động mạnh lên cơ chế kiểm soát hormone cho nam giới, tăng số lượng và sự hoạt động của tinh trùng. Một số thành phần trong sâm Ấn Độ cũng có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát kích cỡ cơ bắp và tăng sức mạnh cho người sử dụng.
3.Cây bá bệnh
Cây bá bệnh (Eurycoma longifolia) là một loại cây thuộc họ thanh thất (Simaroubaceae). Ở một số vùng trên nước ta, cây bá bệnh còn gọi là cây hậu phác nam hay cây mật nhân. Cây bá bệnh chữa được khá nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, các vấn đề tiêu hóa, gân đau mỏi, tê nhức chân tay, giải cảm, cải thiện kiết lỵ, tiêu chảy, tẩy giun, cường dương bổ thận… nên được gọi là cây bá bệnh. Loài cây này phổ biến ở nhiều nước Đông Nam á như, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Brunei,…
Cây bá bệnh có một số thành phần đặc biệt như:
- Quasin
- Hydroxyxeton
- Bsitorol
- Camopesterol
- Urycomalacton
- Dimetoxybenzoquinon
- Quassinoid
- Triterpen
- Alcaloid
Nhiều hoạt chất trong số này có khả năng kích thích tăng tiết testosterone nội sinh trong cơ thể. Đây là lí do cây bá bệnh được sử dụng để giúp tăng cường chức năng sinh lý và cải thiện sức khỏe tình dục cho nam giới.
4.Đỗ trọng
Đỗ trọng (Eucommiaceae) phân bố nhiều ở các khu vực như Trung Quốc, Việt Nam. Ở một số nơi, Đỗ trọng được trồng tập trung để làm dược liệu, bào chế thuốc. Trong Đỗ trọng có nhiều thành phần hoạt chất như:
- Gutta
- Percha
- Alcaloids
- Glycoside
- Potassium
- Vitamin C
- Hydroxypinoresinol
- Erythro
- Dihydroxydehydrodiconiferyl Alcohol
- Madioresinol
- Ulmoprenol
- Vanilic acid, Ursolic acid,…
Đỗ trọng không chỉ là dược liệu tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới mà còn có tác dụng tích cực cho sức khỏe tình dục của nữ giới. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, đỗ trọng có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe như nhuận phế táo, bổ can thận, di mộng tinh, mờ mắt, mỏi, yếu tay chân,…
5.Nhục thung dung
Nhục thung dung là một trong những bài thuốc có từ lâu đời, phân bố nhiều ở những khu vực nóng bức, khô cằn. Nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm, tác động vào 2 kinh thận, đại tràng, ích tinh huyết, đại tràng, chủ trị liệt dương lưng gối đau lạnh, cơ bắp không có sức, tiện bí, huyết khô,…
Trong nhục thung dung có nhiều hoạt chất sinh học quý như:
- Boschnaloside
- Orobanin
- 8 – epilogahic acid
- Betaine
- Các loại acid hữu cơ
- Các loại acid amin
Nhục thung dung có tác dụng tích cực lên hệ miễn dịch, thúc đẩy sản xuất hormone sinh dục, kích thích điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận, cải thiện chức năng tuyến thượng thận ở nam giới và nữ giới.
6.Ba kích
Ba kích (Morinda officinalis stow) là một trong những dược liệu tự nhiên mọc nhiều ở các nước châu Á, thuộc họ cà phê, dạng cây dây leo sống lâu năm. Tại nước ta, Ba kích chủ yếu phân bố ở những khu vực có độ cao khoảng 100m so với mặt nước biển, phổ biến ở các tỉnh miền núi Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh,…
Ba kích có tính ấm, vị cay, ngọt, thường sử dụng để giúp bổ thận, tráng dương cường gân cốt, khử phong thấp,… Loại dược liệu này được ứng dụng trong điều trị liệt dương, cải thiện tình trạng đau lưng, mỏi gối, đau xương khớp, chân tay tê yếu, đau mỏi, ngăn ngừa di tinh, dương úy,…
Để sử dụng ba kích đúng cách, bạn nên tham khảo Chữa yếu sinh lý bằng ba kích không đúng cách coi chừng mang họa
7.Nhân sâm
Nhân sâm (Panax ginseng) là một trong những vị thuốc quý trong y học cổ truyền có từ lâu đời. Tác dụng chính của nhân sâm là cải thiện sức khỏe, bảo vệ cơ thể, tác động lên hệ miễn dịch, giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng. Nhân sâm có nhiều loại khác nhau, phân bố ở nhiều khu vực trên thế giới, chủ yếu là các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Triều Tiên,… chủ yếu mọc ở các vùng núi có độ cao từ 500 – 1,100m.
Nhiều tinh chất quý được tìm thấy trong nhân sâm như:
- Germanium
- Glycoside Panaxin
- Các vitamin B1, vitamin B2,…
- Các axit béo như axit Panmitic, Streari, Linoleic
- Các axit amin
Ứng dụng của nhân sâm thường được sử dụng cho những bệnh nhân cần bồi bổ trí não, phát triển tư duy, trí tuệ, hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, những bệnh nhân bị suy yếu sinh lý,…
Trị xuất tinh sớm bằng thảo dược có tốt không?
Tùy thuộc vào thảo dược, mức độ suy giảm sức khỏe sinh lý, mức độ đáp ứng với các hoạt chất trong từng loại thảo dược khác nhau mà tác dụng lên cơ thể cũng có thể khác nhau. Việc lựa chọn những loại thảo dược nào để sử dụng tùy thuộc vào bạn. Đồng thời bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.
Với 7 loại thảo dược hỗ trợ sức khỏe sinh lý, nam giới có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng một cách hợp lý để lấy lại sự sung mãn của mình. Để sử dụng các loại thảo dược trên một cách hợp lý, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng cho hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị. Ngoài ra, nam giới bị suy giảm chức năng sinh lý cũng nên chú ý đến những thói quen sinh hoạt, vận động hằng ngày, tránh những thói quen ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý. Hi vọng những thông tin và gợi ý trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong việc cải thiện chức năng sinh lý. Chúc bạn sớm thành công.
➥ Bạn đừng nên bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!