Thận yếu, sỏi thận, ứ nước bể thận, các bệnh về thận này khiến nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc gây ra các cơn đau lưng, đau nhức xương sống, để lâu rất nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chứng thận yếu gây đau lưng để từ đó biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Vì sao thận yếu gây đau lưng?
Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể, thận nằm sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Chức năng chủ yếu của thận là giúp lọc máu và đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể bằng đường tiết niệu.
Khi thận bị tổn thương bởi bất kỳ một lý do nào sẽ tác động không nhỏ đến toàn bộ cơ thể, trong đó đau lưng là một trong các triệu chứng điển hình. Hầu như các bệnh lý tại thận như thận yếu, thận hư, sỏi thận có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng ở người bệnh. Lý do là vì các bệnh về thận này khiến nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc nghẽn gây ra các cơn đau lưng, đau nhức xương sống.
Các cơn đau lưng do thận yếu gây ra thường khác so với đau lưng do bệnh lý từ cơ xương khớp. Đau lưng do cơ xương khớp thường đau ở trong xương khớp, còn đối với đau lưng do bệnh lý tại thận gây ra thường có thể nhận biết dựa vào vị trí tại vùng dưới lưng, ngay tại vị trí mô mềm. Các triệu chứng đau lưng do thận yếu gây ra điển hình thường có đặc điểm:
Thận yếu gây nên triệu chứng đau lưng khó chịu
+ Tùy theo mức độ của tình trạng bệnh mà các cơn đau có thể nhẹ hoặc quặn thắt một cách dữ dội.
+ Các cơn đau lan di chuyển từ vùng thận ra sau lưng, có thể tiếp tục lan xuống tới hố chậu, dẫn tới các triệu chứng đau ở hông, mông và bàn chân.
+ Các cơn đau thường xuất hiện theo chu kỳ và cường độ dữ dội, có thể ở bên trái hoặc bên phải tùy thuộc vào vị trí tổn thương.
+ Đau khởi phát hoặc tăng mạnh hơn khi đang đi tiểu tiện, đi tiểu bị đau, đái gắt.
+ Thay đổi thời tiết một cách đột ngột cũng có thể khởi phát đau lưng do thận yếu.
+ Ngoài những triệu chứng đau lưng thì thận yếu thường gây ra những triệu chứng khác như: Nước tiểu bị đổi màu một cách bất thường, sốt, buồn nôn và nôn, tiểu nhiều về đêm.
Đau lưng do thận yếu gây ra chỉ được điều trị một cách triệt để khi loại bỏ được các vấn đề về thận. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường nói trên và nghi ngờ là có bệnh thận, người bệnh cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa thận học để được các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, làm các xét nghiệm về nước tiểu… để xác định chính xác tình trạng bệnh. Từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất và kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh về sau.
Nên làm gì khi bị thận yếu gây đau lưng?
Ngoài việc nhanh chóng thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, khi bị đau lưng do thận yếu người bệnh cần lưu ý những điều cơ bản sau đây:
Hạn chế đau lưng do thận yếu bằng cách chườm nóng tại nhà
+ Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, khi nằm nghỉ cần đúng tư thế, gối đầu không quá cao, lưng thẳng để phần xương cột sống không phải chịu áp lực, giúp giảm đau.
+ Tránh mang vác đồ nặng và làm những công việc cần nhiều sức lực.
+ Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng phần lưng cũng là cách đơn giản giúp giảm đau hiệu quả.
+ Tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể dẻo dai, các cơ, dây chằng, khớp xương được kéo giãn, thoải mái từ đó có tác dụng giảm đau, khỏe mạnh hơn.
+ Chườm nóng bằng cách dùng túi chườm hoặc rang lá ngải cứu với muối hạt to, đắp lên vùng lưng bị đau.
+ Người bệnh suy thận, thận hư, đau lưng thận cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh được tốt hơn, cụ thể như: Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế đồ mặn, nội tạng động vật, bia rượu, đồ ăn nhiều chất đạm.
+ Tránh ngồi xổm, ngồi lâu một tư thế.
Trên đây là giải thích nguyên nhân tại sao thận yếu gây đau lưng và cách giảm đau lưng do thận yếu gây ra hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này để từ đó biết cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tốt hơn.
→ Người bệnh thận yếu nên biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!