Thận yếu là một trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý, chức năng sinh sản của người bệnh. Với mức độ nguy hiểm của bệnh như vậy thì chứng thận yếu có chữa được không? Làm thế nào để cải thiện chứng thận yếu một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng chuyên mục chuabenhyeusinhly.com đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Thận yếu có chữa được không?
PGS.TS.BS Ngô Xuân Thái – Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh là một trong những chuyên gia hàng đầu về điều trị các bệnh tiết niệu thường gặp, bác sĩ cho biết: Thận yếu là nói đến sự suy giảm chức năng của thận hay còn gọi là chứng suy thận. Khi mắc bệnh cơ thể thường có những triệu chứng như đau lưng, đầu gối nhức mỏi, thở yếu, nhạt miệng, đi tiểu thường xuyên, tinh thần mệt mỏi. Thận yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, khả năng sinh lý, chức năng sinh sản và cuộc sống hôn nhân của người bệnh.
Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, nhưng bệnh thận yếu có thể chữa được. Tuy nhiên, khả năng khỏi bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Thời điểm phát hiện và chữa trị bệnh sớm hay muộn, nguyên nhân gây bệnh cũng là yếu tố quyết định đến kết quả điều trị.
Do đó, nếu không may gặp phải những triệu chứng của bệnh thận yếu hay các vấn đề về thận, người bệnh nên nhanh chóng đến các chuyên khoa uy tín để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời. Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Chứng thận yếu có thể chữa được nếu được phát hiện sớm
→ Chứng thận yếu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như:
– Gây thiếu máu: Thận có vai trò bài tiết ra hooc mon erythropoietin để thúc đẩy tủy xương sản sinh hồng cầu, nên khi chức năng thận suy giảm sẽ kéo theo lượng hooc mon này suy giảm, từ đó dẫn tới giảm hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu. Khi cơ thể bị thiếu máu có thể sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, thiếu máu não.
– Thiếu chất: Khi chức năng thận bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải các độ tố ra ngoài cơ thể, ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc hấp thu các phân tử protein, Từ đó dẫn đến nguy cơ thiếu protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp: Bệnh lý suy thận và tăng huyết áp có mối liên hệ mật thiết với nhau, người mắc bệnh lý thận có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp và ngược lại, người mắc chứng tăng huyết áp sẽ làm tổn thương các mạch máu đến thận hoặc không cung cấp đủ máu đến thận làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Sự suy giảm chức năng thận sẽ làm cho các độc tố không được đào thải ra ngoài mà ứ đọng trong cơ thể, tích tụ ure trong máu gây viêm màng tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực.
– Rối loạn cân bằng các chất điện giải: Khi chức năng thận bị suy giảm sẽ dẫn đến rối loạn cân bằng điện giải, tăng nồng độ acid trong máu và làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thậm chí hôn mê.
– Tăng nguy cơ suy giảm não bộ: Suy thận mạn tính làm cho các chức năng của não bộ bị suy giảm. Một số biểu hiện của chức năng thận bị suy giảm đó là mất trí nhớ, ngủ không ngon giấc, nhận thức suy giảm, trầm cảm hay rối loạn khác trên hệ thần kinh ngoại biên.
– Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Suy giảm chức năng thận không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim mạch, rối loạn thần kinh cơ, thể trạng mệt mỏi mà còn dẫn đến rối loạn cương dương, từ đó gây yếu sinh lý ở nam giới, ảnh hưởng đến cả tâm lý và cuộc sống gia đình của người bệnh.
Hướng dẫn cách chăm sóc tốt cho quả thận
Chăm sóc tốt cho thận là cách để cải thiện sức khỏe tổng thể và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tật, vì thận là cơ quan thiết yếu trong cơ thể, nếu bạn không có biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng đắn, sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Chăm sóc quả thận bằng cách ăn uống đầy đủ, khoa học
+ Có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả tươi, tránh chất béo và thức ăn mặn.
+ Thay vì lựa chọn thịt đỏ hay bơ sữa thì bạn có thể chuyển sang ăn các loại đậu, cá, thịt gia cầm… sẽ tốt cho thận hơn.
+ Tránh ăn quá nhiều thức ăn lạnh và thức uống có đá.
+ Uống nhiều nước: Mỗi ngày uống khoảng 2-2,5 lít nước giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chất cặn bã và độc tố giúp giảm gánh nặng cho thận.
+ Tránh hoặc giảm uống cà phê, ăn sôcôla, đường và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
+ Vị mặn có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng quá nhiều muối có thể tăng áp lực cho thận.
+ Tránh ăn quá nhiều hoặc ăn muộn vào ban đêm.
+ Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh làm việc quá sức, hạn chế thức khuya.
+ Kiểm soát cân nặng của bạn, không để quá béo phì có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến chức năng thận.
+ Tập thể thao thường xuyên có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường và kiểm soát huyết áp, làm giảm sự căng thẳng trên thận và giảm khả năng mắc các vấn đề về thận.
Trên đây là giải đáp thắc mắc thận yếu có chữa được không và hướng dẫn cách chăm sóc tốt cho quả thận. Mọi người có thể tham khảo và thực hiện ngay để có được một sức khỏe tốt và hạn chế mắc các chứng bệnh nguy hiểm về thận.
→ NGƯỜI BỆNH THẬN YẾU NÊN BIẾT:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!