Đã bao giờ bạn nghe đến tên gọi của bài thuốc Bát Vị Hoàn – trị bá bệnh giữ mãi mãnh lực nam giới chưa? Bát Vị Hoàn là một phương thuốc được trích trong cuốn Hải Thượng Y Tông tâm lĩnh, vốn là những ghi chép tinh túy nhất trong suốt quá trình điều trị bệnh của danh y Hải Thượng Lãn Ông, Việt Nam.
Bài thuốc Bát Vị Hoàn
Dựa trên những nguyên lí của riêng mình, Đông y cho rằng thận chính là gốc rễ, đóng vai trò quyết định sức mạnh của lục phủ ngũ tạng. Khi trưởng thành theo thời gian, thận khí sẽ dần suy yếu và lão hóa, ảnh hưởng đến các công năng khác của cơ thể. Và bài thuốc Bát Vị Hoàn của Hải Thượng Lãn ông là sự kết hợp của 8 vị thuốc quý, mang lại khả năng hồi phục tạng thận. Từ đó, sinh mệnh và sinh lực cũng được duy trì kéo dài.
Nguyên tắc phối bài thuốc Bát Vị Hoàn
Y học cổ truyền luôn tâm niệm vạn vật trong đất trời đều có quy luật vận động của nó. Đất là âm trời là dương, con người ở giữa vũ trụ là sự giao hòa giữa âm và dương. Âm dương giao hòa thì sinh mệnh được nuôi dưỡng và cân bằng.
Với học thuyết tâm thận của Hải Thượng Lãn Ông, ông đã đưa ra bài thuốc Bát Vị Hoàn với chủ trị “giáng tâm hỏa, ích thận thủy” để điều hòa lại âm dương trong cơ thể, giúp cơ thể tránh được các bệnh tật.
Theo quan niệm của Hải Thượng Lãn Ông, tâm nghiêng về hỏa – tức là dương, thận nghiêng về thủy – tức là âm. Thủy hỏa cần cân bằng để âm – dương khí không bị đảo lộn trật tự. Nhờ đó, ông đã dùng bài thuốc Bát Vị Hoàn điều trị được nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có điều trị rối loạn cương dương nam, sinh lý giảm do thận suy yếu. Bởi ở nam giới, sinh lý thuộc về thận âm và khí dương, cần được bổ sung thiếu hụt nếu muốn khỏe mạnh sung mãn.
Nguyên liệu phương thuốc
Bát Vị Hoàn là bài thuốc được điều phối từ 8 vị thảo dược khác nhau. Mỗi loại có công năng riêng biệt và được gia giảm theo liều lượng nhất định nhằm đảm bảo bài thuốc phát huy công hiệu ở mức tốt nhất.
8 loại thuốc cấu thành nên Bát Vị Hoàn là:
- Hoài sơn: vị ngọt, tính ôn. Chủ trị: trị mộng tinh, lợi niệu đạo, hụt khí, cải thiện vị giác, ngừa mệt mỏi.
- Sơn thù: vị chua tính hơi ôn, không độc. Sơn thù có tác dụng tráng nguyên khí bổ âm dương, trừ phong hàn, ôn dưỡng thận suy.
- Thục địa: vị ngọt, tính hàn, vào kinh tâm, can, tỳ, phế. Tác dụng của thục địa là kháng viêm, hạ đường huyết, bồi bổ tim mạch, phòng nấm chống phóng xạ, tăng cường chức năng và chữa bệnh thận yếu đi tiểu nhiều lần.
- Đơn bì: đi vào tâm, can, thận để điều hòa khí huyết, giảm sưng thanh nhiệt. Đồng thời đơn bì có khả năng tán dồn ứ, kích thích lưu thông máu, chữa lành tổn thương.
- Bạch linh: lợi tiểu tiêu phù, giúp an thần, ngừa lão hóa, giảm hồi hộp, ôn tim dưỡng mạch hạ đường huyết.
- Trạch tả: vị ngọt, tính hàn. Công dụng của trạch tả là bổ âm lợi nhiệt, chữa thương ngũ tạng, giảm đầu đau ù tai, cường kiện gân cốt, trị thận yếu xuất tinh sớm.
- Nhục Quế: chủ trị suy thận dương, phòng tay chân lạnh, đổ mồ hôi trộm, đau yếu xương khớp, tức ngực, uể oải. Ngoài ra nhục quế còn kích thích thần kinh, điều hòa tâm trạng, khởi phát ham muốn.
Như vậy, dựa trên những công dụng của 8 vị thuốc trên, ta có thể biết được Bát Vị Hoàn thật sự là một bài thuốc hay chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau.
Tóm lại, Bát Vị Hoàn được dùng để: bệnh thận yếu hư tổn, di mộng tinh, hao tổn khí huyết, đổ mồ hôi trộm, ỉa ra máu, tiểu gắt buốt, ho khan đờm đặc, đầu váng mỏi chân tay, khắc phục xuất tinh sớm. Ngoài ra, Bát Vị Hoàn còn được dùng để bồi dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giảm sưng phù, tiêu sốt nhiệt, cường dương kiện cốt…
Những lưu ý khi sử dụng Bát Vị Hoàn
Tuy Bát Vị Hoàn là một phương thuốc y học cổ truyền của Danh y Hải Thượng Lãn Ông nhưng có những điểm cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả, đặc biệt là nam giới gặp phải vấn đề rối loạn cương dương do thận gan suy giảm.
Thứ nhất, không được tự ý gia giảm nguyên liệu: mỗi bài thuốc có một phối phương chuyên biệt. Có những loại thuốc lại “nghịch” nhau, dùng vào chẳng những không giúp bệnh khỏi mà còn làm “xôi hỏng bỏng không”. Kết hợp không đúng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng, sức khỏe suy kiệt, chữa mãi không khỏi. Nếu muốn thay đổi một hoặc nhiều vị trong bát vị cần phải “qua tay” thầy thuốc giỏi. Điều này đồng nghĩa với việc cần tìm mua tại nơi uy tín, chất lượng để đảm bảo cả về nguyên liệu lẫn bài thuốc.
Thứ hai, không phải ai cũng dùng được Bát Vị Hoàn: tuy ít gây ra phản ứng phụ hoặc dị ứng nhưng cũng có những người tuyệt không nên dùng Bát Vị Hoàn. Đó là những đối tượng:
- Bụng yếu ( tỳ vị yếu), dễ bị chột bụng tiêu chảy
- Người béo trắng, người nhiệt nóng không bổ thêm dương được
- Đờm quá đặc phát suyễn hen
- Người phù thũng biến tướng
Thứ ba, tuân theo liều lượng và cách dùng thông qua lời lương y hướng dẫn: khi dùng Bát Vị Hoàn, có thể vo viên với mật hoặc sắc thành thuốc uống, tùy theo nhu cầu hoặc hướng dẫn của thầy thuốc.
Thứ tư, phụ thuộc cơ địa: dùng đông y sẽ giúp ôn dưỡng cơ thể chữa tận gốc bệnh. Vì là thảo dược, thời gian điều trị sẽ lâu hơn để thuốc có thể phát huy công hiệu. Đồng thời các chứng bệnh và thể trạng của mỗi người khác nhau, phương hướng và cách sử dụng cũng khác nhau.
Cuối cùng, tìm hiểu và tham khảo trước khi sử dụng: trước tình hình “thượng vàng hạ cám” lẫn lộn như hiện nay, việc tham khảo và tìm hiểu bất kì loại thuốc nào cũng là điều cực kì quan trọng. Tương tự, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như kiểm tra độ phù hợp của cơ thể trước khi sử dụng bài thuốc để đảm bảo.
Với những thông tin về bài thuốc Bát Vị Hoàn của Hải Thượng Lãn Ông, hi vọng bạn đã có cái nhìn trực quan và rõ ràng nhất về “liệu trình thần kì” này. Bên cạnh đó, bạn nên tập cho mình lối sống và thói quen ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe bản thân.
An Tư
➥ Xem ngay:
nguyên liệu bát vị hoàn mỗi thứ bao nhiêu là đúng xin cho e biết ah.